Nâng cao sức chịu tải gà chọi

Nâng cao sức chịu tải gà chọi là nâng cao sức chịu đòn cả về thể xác và tinh thần, sự dẻo dai, khôn ngoan trong thi đấu.

Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra tầm quan trọng và cách nâng cao sức chịu tải cảu gà chọi.

Sức chịu tải là một điều cực kỳ quan trọng mà người nuôi và chơi gà phải nắm rất rõ. Để có thể chăm sóc huấn luyện tốt nhất cho gà.

Tham khảo: TRỨNG GÀ CHỌI

Tầm quan trọng sức chịu tải của gà chọi

Một vận động viên khi mới bắt đầu luyện tập chỉ có thể nâng tối đa 50kg. Vậy mà huẩn luyện viên không hiểu bắt anh ta tập luyện mức tạ 100kg. Điều gì sẽ sảy ra nhỉ?

Gà cũng vậy. Nó có sức chịu tải là 5kg mà cho đá với gà có cú đá mạnh 10kg thì sao nhỉ?

Tôi muốn nhấn mạnh sức chịu tải về tinh thần trước. Bởi không có nhiều người biết và để ý điều này.

Gà chọi cũng có dây thần kinh. Lúc mà nó còn non, tinh thần chưa vững vàng. Rất dễ hoảng loạn. Điều này anh em nuôi gà sẽ để ý. Gà già lỳ hơn gà tơ rất nhiều.

Còn về thể xác. Ví như con gà đang khỏe mạnh nhưng lại trong quá trình thay lông. Trên người toàn lông ống.

Toàn thân đau nhức, khó chịu. Ta mang ra vần vỗ đụng chạm. Hậu quả gà sẽ chạy non.

Một con gà mới ốm dậy hoặc vừa qua 1 kỳ vần chưa hồi phục hoàn toàn. Cơ thể đau nhức. Chủ gà lại mang ra vần đá gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Sức chịu tải còn phải kể đến nội lực của gà. Điều này thể hiện con gà có sức tì đè, sự dẻo dai trong thi đấu.

Khi gà khỏe về nội lực và dẻo dai, nó sẽ thi triển được đòn lối sở trường. Nếu gà yếu thì đòn lối cũng bị ảnh hưởng.

Tham khảo: TRỨNG GÀ ĐÒN

Gà tơ đẹp
Gà tơ sẽ có sức chịu tải chưa cao cần đào tạo nâng lên dần

Cách nâng cao sức chịu tải gà chọi

Rất nhiều người đưa ra giáo trình vần gà. Với mục đích là nâng cao sức chịu tải của gà.

Ví dụ: Gà mở mỏ 1 hồ nghỉ 5 ngày, sau đó đi hơi 1 hồ 30 phút. Sau đó lại nghỉ 7 ngày, lại vần 2 hồ đòn ….

Tất cả chúng ta chỉ nên tham khảo.

Sau khi co kinh nghiệm rồi. Bản thân các sư kê không có 1 giáo trình cụ thể nào cả.

Tại vì sao? Bởi mỗi con gà sống ở môi trường khác nhau, lớn lên khác nhau, sức chịu tải khác nhau.

Nó sẽ có sự tiến bộ và gia tăng khả năng thi đấu khác nhau. Không con gà nào giống con nào.

Có con vừa mới tơ tơ đã chịu được 5-7kg. Có con chỉ chịu được 3kg.

Có con chỉ vìa lần sổ nội lực tăng lên đáng kể, có con thì ì ạch mãi không lên.

Vậy thì làm sao áp dụng 1 giáo trình cho nhiều con gà được đúng không các bạn.

Tôi sẽ đưa ra một số cách nâng cao sức chịu tải của gà. Còn áp dụng ra sao trong bao lâu như thế nào là do các bạn

Tham khảo: TRỨNG GÀ NÒI

Chạy lồng nâng cao sự dẻo dai, di chuyển, và nội lực cho gà

Gà chạy lồng
Gà chạy lồng có 2 cách phổ biến là lồng dài và lồng tròn

Chạy lồng bao gồm chạy lồng ngang và chạy lồng tròn.

Chạy lồng ngang là để hai chuồng dài sát nhau. Hai con gà nhìn thấy nhau chúng sẽ chạy qua chạy lại nhưng không thể lao vào nhau được. Cách này giúp gà di chuyển theo chiều ngang.

Chạy lồng tròn là để một con gà bên trong, một con bên ngoài bu tròn. Lưu ý bu có 2 lớp tránh gà mổ nhau. Chỉ có thể nhìn thấy nhau mà hăng máu.

Con ngoài sẽ chạy quanh lồng, con bên trong xoay tròn theo bước chạy của con bên ngoài. Sau một thời gian sẽ đổi chỗ cho nhau.

Việc chạy lồng có thể tiến nhành hàng ngày như việc thể dục hàng ngày. Việc cho chạy lồng đều đặn sẽ giúp gà dẻo dai khỏe mạnh.

Lưu ý bổ sung đủ chất khi gà luyện tập để giúp gà khỏe lên. Nếu thiều chất gà sẽ càng chạy càng yếu dần.

Tham khảo: GÀ CHỌI CON MỘT THÁNG TUỔI TÔNG DÒNG XUẤT SẮC

Vần đòn nâng cao khả năng chịu đòn, thực chiến cho gà

Vần đòn là cho 2 con gà đá nhau như khi đi thi đấu.

Mục đích là nâng cao khả năng chiến đấu của gà. Nâng cao sức chịu đòn của gà.

Việc vần đòn phải có lộ trình nâng cao dần số hồ. Và nâng cao dần đòn đá mà gà phải chịu.

Để làm được điều này chúng ta cần lựa chọn đối thủ ngang tài hoặc kém tài gà mình. Để tránh gà quá tơ non tinh thần chưa vững va chạm với gà già sẽ gây sự hoảng loạn. Có thể dẫn đến bỏ chạy trong quá trình luyện tập.

Gà sẽ được vần nâng dần số hồ lên trong từng kỳ vần. Giúp gà thích nghi dần.

Một hồ đòn sẽ giống một hồ thi đấu. Tuy địa phương mà hồ đòn kéo dài 10-15-20 phút.

Gà sau khi kết thúc kỳ vần cần được chăm sóc dầy đủ về thức ăn. Nghỉ ngơi hoàn toàn đến khi lành các vết thương hở. Hồi phục lại gân gối.

Sau đó mới tiếp tục cho chạy lồng.

Nếu gà nghỉ ngơi chưa đủ. Ta lại cho chạy lồng luyện thể lực sẽ làm cho gà bị mất gân. Đây là hiện tượng quá mỏi do chưa hồi phục gây ra.

Tham khảo: GÀ CHỌI CON THUẦN CHỦNG

Vần hơi giúp nâng cao khả năng tì đè và sức của gà trong thực chiến

Nếu như chạy lồng giúp gà có sức dẻo dai và bền bỉ. Nhờ sự vận động đều đặn hàng ngày.

Thì vần hơi giúp gà nâng cao nội lực sự tì đè và sức mạnh của gà.

Việc vần hơi tiến hành bằng cách bịt mỏ bịt cựa để gà không thể cặp được đối thủ.

Nó chỉ có thể tì đẩy, rất ít ra đòn. Vì khi ra đòn gà phải cặp đối thủ mới nhảy lên đá. Ít khi không cặp mà đá.

Chính vì thế hai con gà bịt mỏ chỉ vần với nhau như hai đấu vật. Mà không gây thương tích cho nhau.

Việc luyện tập này giúp gà khỏe lên rất nhiều. Nâng cao sự di chuyển khi thực chiến.

Cuối kỳ vần hơi phải thả mỏ cho gà đá vài phút với nhau. Giúp gà không quên việc mình phải đá đối thủ vậy.

Việc vần hơi cũng như vần đòn phải có lộ trình nâng cao dần theo sức của gà.

Mỗi hồ hơi thường kéo dài gấp đôi 1 hồ đòn. Một kỳ vần có thể cho gà vần vài hồ hơi tùy sức của gà.

Còn rất nhiều cách luyện tập khác mà các sư kê nghĩ ra cho gà luyện tập. Chúng tôi chỉ mạn phép đưa ra một số phương pháp phổ biến.

Tham khảo: GÀ CHỌI TƠ ĐẸP

Nâng cao sức chịu tải gà chọi- Om bóp gà hàng ngày

Om bóp gà hàng ngày giúp gà sạch sẽ lưu thông khí huyết, nở cơ bắp

Hàng ngày người chơi gà hay các sư kê phải om chườm cho gà.

Mục đích để cho gà sạch sẽ. Đồng thời massage cho gà ở các phần gân cơ. Giúp gà thư giãn lưu thông khí huyết.

Đồng thời làm nở một số phần cơ bắp trên cơ thể.

Có người xoa bằng nước chè. Có người om bằng lá cúc tần. Có người bằng nước muối, rượu, xả, gừng ….

Đại khái công việc là xoa bóp phần cần cổ, trái tranh, ức, lườn, ngực, đùi , mông …

Đồng thời xoa nước om vào làm sạch các vùng da đó, làm dày da.

Nên om nước ấm cho gà. Sau khi om sấy khô hoặc nếu có nắng thì phơi ra cho khô hoàn toàn tránh gà bị mốc lác do ẩm ướt.

Tham khảo: BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT

Nâng cao sức chịu tải gà chọi – Vào nghệ cho gà giúp dày da và tan đòn

Sau khi gà đủ tuổi phát triển hết gân gối tiến hành cho gà vào các kỳ vần huấn luyện.

Kết thúc đợt vần người ta thường vào nghệ cho gà.

Có người dùng nghệ vàng, có người dùng nghệ đỏ hòa với rượu. Hoặc dùng các sản phẩm nghệ đòn trên thị trường.

Bôi vào các vùng da như cần cổ, trái tranh, đầu mặt, vai, ngực, riều, mông, đùi …

Mục đích giúp gà nhanh lành vết thương. Đồng thời làm dày các vùng da chịu đòn của gà, giảm mở dưới da, giúp săn da.

Việc vào nghệ phải hết sức lưu ý. Nghệ có tính nóng nên gà quá non tơ không nên vào nghệ.

Sau khi vào nghệ sẽ sấy cho khô hoàn toàn hoặc phơi nắng cho vừa đủ khô lớp nghệ thì cho gà vào nơi mát nghỉ ngơi.

Sau nửa ngày hoặc 1 ngày thì xả nghệ. Nếu gà vần nhiều kỳ rồi có thể vào nhiều lớp nghệ trong vài ngày liên tiếp.

Xả nghệ hay gọi là ra nghệ là dùng nước ấm xoa vào các vùng vào nghệ. Để làm sạch đi lớp nghệ đó.

Sau đó cũng phải sấy khô hoặc phơi nắng tránh da bị mốc lác.

Tham khảo: BỘT SẮN DÂY TA

Liên hệ mua các sản phẩm gà chọi

  • Hotline (24/7): 0816 081 987 – 0866 868 762
  • Fanpage : Nông sản Trâm An
  • youtube: Nông sản Tram An
  • Địa chỉ: Đường 93 Thôn Tuấn Xuyên xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tp Hà Nội

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!