Cây tam thất:
Tên gọi cây tam thất:
Cây tam thất có tên gọi khác là kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất. Gọi là kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là rất quý hiếm, vàng không đổi được.
Cái tên cây tam thất cũng thật ly kỳ. Trong “Bản thảo cương mục” ghi: vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải(?). Do đó có tên là tam thất. Nhưng có người lại nói: tam = ba, ý nói từ lúc gieo hạt đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất = bảy, ý nói từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch là 7 năm. Có người lại nói tam thất là có từ 3 đến 7 lá chét.
Vậy ta xem đặc điểm cây tam thất ra sao để hiểu rõ hơn nhé:
Đặc điểm hình thái cây tam thất:
Tam thất là loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm. Mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính, cùng tồn tại. Lá đài 5 màu xanh nhạt. nhị 5, bầu hạ 2 ngăn. Quả mọng hình thận, khi chín màu đỏ trong có 2 hạt hình cầu.
Phân bố và trồng trọt cây tam thất:
Cây tam thất trước đây là cây dại phân bố ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc. Sau này do nhu cầu sử dụng lớn vì những tác dụng không ngờ của nó. Tam thất được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng), Cao Bằng, … Tại các vùng núi cao 1200-1500m.
Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của củ tam thất:
Cây tam thất có thời gian phát triển rất lâu. Sau 3-7 năm mới thu hoạch được. Thu hoạch tam thất vào mùa thu trước khi nở hoa.
Nụ hoa tam thất hàng năm được thu hái, rửa sạch phơi khô. Và được bảo quản nơi khô thoáng. Được sử dụng pha nước uống hàng ngày như một loại trà rất tốt cho sức khỏe. Hãy tham khảo sản phẩm nụ tam thất , củ tam thất của chúng tôi.
Cây càng lâu năm củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi nắng cho hơi héo. Đem lăn, vò cho mềm, lại phơi nắng và vò hoặc lăn. Làm như vậy từ 3-5 lần mới phơi cho khô hẳn.
Giá trị củ tam thất càng lâu năm càng có giá trị cao. Tam thất được chúng tôi sử dụng là loại tam thất lâu năm có thời gian trồng ít nhất 5 năm. Luôn được khách hàng phản hồi là sản phẩm tốt nhất. Và có giá thành rẻ nhất thị trường Việt Nam.
Hãy chải nghiệm sản phẩm củ tam thất của chúng tôi
Tác dụng của củ tam thất:
Tác dụng của củ tam thất về dược lý:
Thành phần củ rễ tam thất: Saponin, bao gồm ginsenoside Rb3, ginsenoside Rb1, ginsenoside Rc, notoginsenoside Fa, notoginsenoside Fc, notoginsenoside Fe…
Nghiên cứu của Triệu Thừ Cổ và Chu Nhiệm Hoàng:
Năm 1937, Hai tác giả Triệu Thừ Cổ và Chu Nhiệm Hoàng. Đã nhận thấy tính chất các saponin trong tam thất không giống với các saponin thường. Rất ít độc đối với cá, thả cá vàng vào dung dịch 1/1000 hoặc 1/500 sau 24h không có hiện tượng trúng độc. Tiêm vào chó đánh mê bằng ête, 1-20mg arasaponin A hoặc B. Không thấy có sự thay đổi rõ rệt đối với huyết áp, với tim và hô hấp. Đối với khúc ruột cô lập của thỏ và tử cung cô lập của chuột bạch không có sự thay đổi.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Nhu, Vũ Thị Tâm và Nguyễn Thị Thọ:
Đoàn Thị Nhu, Vũ Thị Tâm và Nguyễn Thị Thọ đã nghiên cứu tác dụng của Tam Thất trên súc vật thí nghiệm. Và đi đến một số kết luận sau đây:
1. Củ tam thất làm tăng khả năng hoạt động và sức chịu đựng của của súc vật. Thể hiện là nó kéo dài thời gian bơi của lô chuột thử nghiệm so với 1 lô đối chứng. (Những con chuột được mang 1 cục chì nặng kẹp vào đuôi khi bơi để làm chúng chóng mệt).
2. Củ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại. Như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao. Hoặc quá thấp vượt quá giới hạn điều hóa của cơ thể.
3. Củ Tam thất có khả năng kháng lại hiện tượng giảm lượng prothrombin trong máu thỏ. Và giảm khả năng đông gây thực nghiệm với dicumarol.
4. Củ tam thất có tác dụng rất khác với nhân sâm đó là không có tác dụng làm tăng huyết áp.
5. Củ tam thất có tác dụng với nội tiết:
– Củ tam thất thí nghiệm trên chuột cống cái non với liều 5g/kg uống trong 6 ngày. Đã làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa với lô đối chứng. Chứng tỏ tam thất có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật cái.
– Củ tam thất thí nghiệm trên chuột cống đực non với liều lượng 5g/kg uống trong 6 ngày. Không làm thay đổi một cách có ý nghĩa trọng lượng tinh hoàn và tuyến tiền liệt so với chuột đối chứng. Chứng tỏ tam thất không có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật đực với liều này.
– So sánh hoạt tính gây động đực của rễ tam thất có độ tuổi khác nhau (3 năm và 5 năm). Thì rễ tam thất 3 năm chỉ gây động dục 50% số súc vật thí nghiệm với liều 10g/kg. Trong khi rễ tam thất 5 năm gây cùng tác dụng này với liều 5g/kg. Điều đó chứng tỏ hoạt tính gây động dục của rễ tam thất 5 năm gấp 2 lần so với rễ 3 năm.
– Nghiên cứu hoạt tính gây động dục của lá và rễ phụ tam thất với củ tam thất 5 năm. Cho thấy là tam thất có tác dụng kém hơn gấp từ 20 so với củ. Rễ phụ kém hơn 8-10 lần so với củ.
Tác dụng của củ tam thất:
Theo tài liệu cổ:
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng. Dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, đòn tổn thương.
Nó cũng có thể làm giảm sưng và đau và đã được sử dụng hàng trăm năm như là một loại thuốc thảo dược. Để điều trị chấn thương chấn thương, bệnh võng mạc tiểu đường và tăng nhãn áp.
Trong đông y:
tam thất là một phương thuốc thích hợp cho việc chảy máu bên trong và bên ngoài. Nó được thực hiện nội bộ để ướp chất máu chảy máu. Và chảy máu trong phân, nước tiểu, hoặc phổi. Nó được sử dụng để làm giảm đau và sưng tấy từ gãy xương, bong gân, vết bầm, vết cắt, và vết thương. Đôi khi nó cũng được sử dụng như là một điều trị cho các cuộc tấn công cấp tính của bệnh Crohn. Một tình trạng viêm ruột.
Gần đây, tam thất cũng được ứng dụng trị bệnh trong điều trị đau thắt ngực. (Đau ngực do lưu thông không tốt trong cơ tim) và huyết áp cao.
Những nghiên cứu mới nhất của nền y học hiện đại cho thấy:
Củ tam thất chứa cả ginsenosides và flavonoid. Ginsenosides. Là chất ức chế tăng trưởng tự nhiên của tế bào ung thư. Và làm tăng hệ thống miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn.
Mặt khác, Flavonoids, giúp bảo vệ các tế bào khỏi oxy hóa và giảm viêm.
Cách sử dụng củ tam thất để có tác dụng tốt nhất:
Có thể dùng củ tam thất sống dưới dạng bột tán mịn hoặc cắt thành từng lát tròn. Bỏ vừa miệng để ngậm hay nhai trực tiếp. Củ tham thất còn được mài ra rồi pha với nước dùng để uống trực tiếp. Cách dùng sống này đảm bảo giữ được các tính chất tự nhiên của củ tam thất. Giúp cho những tinh túy dinh dưỡng không bị mất đi so với việc phải chế biến qua nhiều khâu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, không phải là một cách sử dụng củ tam thất dễ chịu.
Có thể chế biến qua bằng cách cho cả củ hoặc cắt lát vào hấp cách thủy. Cho mềm ra, bớt mùi ngái khó chịu. Kết hợp với các món ăn khác cũng là một cách dùng rất ngon miệng. Củ tam thất có thể cắt lát, sao khô hoặc tán thành bột rồi ninh chung với thịt gà và các hương liệu khác. Vị ngọt từ thịt và nước dùng bùi béo ngậy từ gà hầm. Sẽ làm chất dẫn cho dinh dưỡng từ củ tam thất được hấp thụ tốt hơn. Với món hầm như vậy, người dùng có thể sử dụng đa dạng các hương liệu. Hay các vị thuốc tự nhiên đi kèm như rau ngải cứu, nhân sâm, nấm linh chi …
Theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Người dùng không nên chỉ dùng củ tam thất như là một loại thuốc bổ đơn thuần. Thay vào đó là biến nó trở thành một món ăn hàng ngày vừa ngon miệng mà lại bổ dưỡng.
Sản phẩm Củ tam thất:
Củ tam thất của chúng tôi được thu hái trực tiếp từ nứi rừng Tây bắc. Được sơ chế hoàn toàn tự nhiên theo quy trình chuẩn của hội đông y. Củ tam thất hoàn toàn sạch sẽ không chứa chất bảo quản. Giữ nguyên được giá trị vốn có của nó.
Liên hệ: 0866868762 hoặc 0816081987 để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo qua website nông sản trâm an hoặc facebook nông sản sạch của chúng tôi.
Chúng tôi luôn là địa chỉ tin cậy nhất tại thị trường việt nam. Cam kết hàng chuẩn nhất, giá rẻ nhất thị trường.