Bài viết hướng dẫn cho phật tử cách đi chùa lễ phật đúng. Cách khần vái khi đi chùa, nguyên tắc khi đi chùa, cách sắm lễ khi đi chùa. Những ngày nên đi chùa, giờ đi chùa và bài khấn đi chùa ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách đi lễ đền hiểu đúng về cách sắm lễ khi đi đền ….
Nước ta là một nước phật giáo, chịu ảnh hưởng của đạo Nho. Nên nhu cầu tín ngưỡng và thờ cúng là rất lớn. Hiện nay có rất nhiều các ngôi chùa, đền được xây dựng. Rất nhiều phật tử hàng năm đang hướng về những nơi tâm linh đó. Để thể hiện lòng tôn kính của mình đối với các bậc thánh, thần.
Nhưng không phải ai cũng biết cách đi chùa ra sao? Đi đền ra sao? Lễ bái như thế nào.
1. Chùa thờ ai, đền thờ ai và đình thờ ai?
Chùa là nơi thờ đức Phật nơi ở của các vị chân tu, nơi tu tập của phật tử
Đúng như vậy vào cách đây hơn 2500 năm. Chúng ta có một con người vĩ đại bằng da bằng thịt và hoàn toàn có thật ra đời. Đó là đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Người sau khi tu hành đắc đạo đã trở thành đấng giác ngộ, là thầy của cả trời người.
Sau khi đắc đạo đức phật đã bắt đầu đi giáo hóa và theo sau ngài có rất rất nhiều vị thánh tăng xuất hiện. Cùng với đó là đức phật đã để lại rất nhiều kinh phật có giá trị.
Ngày nay chùa chính là nơi thờ tam bảo.
Tam bảo bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Phật là các vị Phật đắc đạo mà tối thượng nhất là đức phật Thích Ca. Pháp là kinh phật, giáo lý mà đức phật đã để lại và dạy cho chúng ta. Tăng là các vị thầy xuất gia tu hành chân chính.
Chùa là nơi ở của các vị chân tu. Tại nơi đây các vị thầy sẽ thực hiện việc tu hành và hoằng pháp. Hoằng pháp là đem giáo lý của đức phật truyền lại cho phật tử. Việc này là việc giáo hóa chúng sinh. Để mọi người hiểu được phật pháp mà bớt đi việc xấu hướng về điều thiện.
Chùa còn là nơi để các phật tử đến thực hành việc tu tập theo giáo lý đức phật để lại. Việc tu tập này do các vị tu hành tại chùa hướng dẫn. Như tụng kinh, niệm phật, ngồi thiền, nghe giáo pháp …
Đền và đình thờ ai?
Đền và đình là nơi thờ cúng các vị thần, những người có công với đất nước, hoặc một vùng nào đó.
Các vị thần là những người đã rất có công với một vùng được nhân dân lập đền thờ.
Ngoài ra các vị thần còn được thờ cúng theo một số các câu chuyện theo tín ngưỡng dân gian.
1. Đi chùa để làm gì? Khi đi chùa nên làm gì?
Phần lớn mọi người hiện nay nghĩ rằng đi chùa hay đi đền là để cầu xin một việc gì đó.
Người ta đi chùa vào cuối năm, đầu năm, ngày răm, mùng một … Với mục đích dâng lên phật và các vị thánh thần một lễ vật và để cầu xin một việc gì đó.
Người người, nhà nhà cầu công danh, sự nghiệp, gia đạo yên vui …Liệu điều đó có chắc đã đúng hoàn toàn mục đích đi chùa để làm gì chưa?
Ta hãy bàn sâu về vấn đề này để xem thực chất chúng ta đi chùa để làm gì? Và nên làm gì khi đi chùa nhé.
Đi chùa để lễ phật, kính lễ tam bảo, học tập giáo lý (học pháp), kính lễ với các vị tăng tu hành chân chính.
Đi chùa là để lễ kính tam bảo:
Như ta biết việc đầu tiên khi đến chùa là phải kính lễ tam bảo. Đó là dâng lên đức phật lòng tôn kính tuyệt đối. Học tập những điều phật dạy (nghe và học pháp). Kính lễ các vị tăng tu hành chân chính, đặc biệt là vị tăng đang ở ngôi chùa đó.
Việc đầu tiên đi lễ chùa là lễ kính tam bảo. Lễ phật (lạy phật), tụng kinh, ngồi thiền … tôn kính các vị tăng đang tu hành tại đó.
Việc chúng ta cúng dường tam bảo hay công đức cũng với mục đích để lấy tiền đó tu sửa xây dựng chùa. Để nơi thờ phật được trang nghiêm hơn, phật tử có nhiều chỗ ngồi học tập nghe giảng về giáo lý hơn …
Cúng dường cũng là để làm các việc hoằng pháp như in kinh sách, băng đĩa giảng …
Cúng dường cũng một phần để lo cho đời sống hàng ngày của vị chân tu đang sống tại ngôi chùa đó ….
Như vậy việc cúng dường, công đức phải với tâm thành kính. Và đặc biệt nếu việc cúng dường đó được chùa sử dụng đúng cách sẽ tạo ra cho người cúng những công đức lớn.
Tuy nhiên nếu việc ta cúng dường hay công đức vào nơi mà tiền đó được sử dụng không đúng. Thì chúng ta sẽ không có phước. Nên hãy chọn chùa, chọn đền mà công đức cúng dường.
Đi chùa để học pháp
Chúng ta tôn kính phật bởi chúng ta biết phật là đấng vĩ đại. Tôn kính pháp bởi vì các giáo lý đó giúp ta sống tốt hơn, thiện lành hơn.
Vậy làm sao để ta biết những điều đó để dâng lên lòng tôn kính. Chúng ta phải học pháp, học và thực hành lời phật dạy.
Chúng ta sẽ hiểu được cuộc đời tu hành và giáo hóa vĩ đại của đức phật, các vị thánh tăng. Chúng ta hiểu được các vị tăng chân chính hằng ngày phải sống cuộc sống tu hành vất vả ra sao.
Như ta biết, dù là đức phật hay các vị thánh tăng, thánh thần đều là bậc thoát tục. Có tâm từ bi, sáng suốt và thần lực tâm linh phi thường.
Đến chùa không hiểu và không học pháp mà chỉ cầu xin đó là cái vỏ sáo rỗng.
Học pháp để tu sửa mình để mình trở thành con ngoan của Phật vì mình nghe lời phật mà làm điều thiện lành. Có như vậy đức phật mới che chở và gia hộ cho mình được.
Đi chùa phải kính lễ các vị tăng tu hành chân chính
Tôn kính các vị tu hành chân chính bởi ta hiểu được các vị đó có một đời sống tu hành đáng cho chúng ta ngưỡng mộ tôn thờ.
Phải nhớ rằng các vị thầy đang tu hành tại chùa và những người đang theo lời phật dạy nghiêm mật nhất.
Các vị ăn chay trường, tụng kinh, niệm phật, ngồi thiền tinh tấn. Thực hiện việc hoằng pháp hàng ngày hàng tuần để giúp mọi người cùng hiểu phật pháp.
Các vị chính là người truyền trực tiếp cho ta về giáo lý mà phật đã dạy chúng ta. Các vị lại sống cuộc sống thánh thiện để ta noi gương và học tập.
Vì vậy phải luôn kính lễ với các vị tu hành chân chính là vậy đó.
Đi chùa để thực hành lời phật dạy
Khi ta đi chùa lễ phật học pháp dâng lên lời khấn nguyện của mình rồi. Thì hãy thực hành lời phật dạy thực hành giáo lý mà chúng ta đã học. Áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Đức phật dạy trong bát chánh đạo: Học tập giáo lý đúng, suy nghĩ đúng, làm việc tạo phước, làm nghề ít tạo ác nghiệp, tinh tấn tu hành, ngồi thiền.
Khi đi chùa không phải là chỉ nghĩ rằng đi chùa là lúc ta đến chùa. Người đi chùa tức là khi ở nhà cũng phải thực hiện việc mà ta học được khi đến chùa đó.
2. Luận bàn một số vấn đề khi chùa
Cách lễ phật:
Thực ra việc lễ phật tức là quỳ lạy phật. Khi chúng ta lễ thì cần đúng cách, hãy xem vi deo để thực hành nhé. Tuy nhiên vấn đề là khi đó phải dâng lên đức phật một lòng tôn kính tuyệt đối. Và để hộ trợ việc này ta phải hiểu đức phật vĩ đại ra sao. Và để hiểu được đức phật thì phải học pháp, học giáo lý.
Từ đó mà công đức lạy phật mới có hiệu quả lớn. Và chúng ta lạy càng nhiều càng tốt nhé. Đừng quan trọng số lượng. Nếu không có thời gian cứ lạy 10-20 cái là được ạ.
Cách niệm phật khi đến chùa
Mỗi chùa, mỗi thầy có cách niệm phật riêng ta không bàn đến. Nhưng ta bàn một số vấn đề sau.
Niệm phật là nhớ phật. Khi niệm phật chúng ta dâng lên đức phật những lới tán thán công đức của người. Đồng thời dâng lên lời phát nguyện của mình….
Trong lời niệm phật chúng ta lưu ý có chữ “nam mô”. Có nghĩa là kính lễ. Thường được đặt trước danh hiệu phật.
Ví dụ: Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật, nam mô a di đà phật. Nghĩa là kính lễ đức phật Thích Ca Mâu Ni, kính lễ đức phật A Di Đà.
Một số câu cửa miệng của các vị đi chùa là A Di Đà Phật là chưa đủ sự tôn kính. Khi gọi tên ai đó mà đặc biệt là các vị phật chúng ta tuyệt đối nên nhắc cả chữ “nam mô” đó mới là kính lễ.
Giống như khi ai đó gọi: bác Hải ơi mơi đủ còn gọi Hải ơi là chưa đủ kính trọng.
Thêm nữa, niệm phật là thể hiện lòng nhớ phật và nói ra sự phát nguyện của mình. Chúng ta niệm vừa phải. Không nên nhiều quá.
Hãy để thời gian quý báu thực hành lời phật dạy. Để thời gian làm việc có ích, làm nhiều công quả, bố thí, cúng dường. Tạo một nghề không gây ác nghiệp để đời sống mình tốt hơn, lo cho những người xung quanh …. Đó mới là nhưng đóa hoa xinh, những lời tán thán quý báu nhất để dâng lên đấng chí tôn.
Còn suốt ngày ngồi nhắc đến phật liệu có nên chăng. Giống như ta đi xa nhớ về cha mẹ, ngày cũng nên gọi điện 1-2 lần. Chứ không nên gọi liên tục vậy. Cha mẹ mình cũng muốn mình yêu quý cha mẹ chính là làm đúng lời cha mẹ dạy là tốt hơn cả.
Đi chùa có nên cầu xin
Sau khi hiểu được ý nghĩa việc đi chùa, và những việc nên làm khi đi chùa ở trên. Chắc hẳn mọi người cũng phần nào hiểu được có nên cầu xin khi đi chùa hay không rồi.
Nhiều người nghĩ rằng bản thân làm việc không đúng đạo lý. Sắm vài cái lễ vào đầu năm, ngày rằm, mùng một mà cầu xin các vị thánh thần. Các ngài sẽ chứng cho và giúp đỡ việc mình làm. Vậy chẳng hóa ra coi các vị như tâm phàm tục của mình mà nhận của đút lót giúp việc không lành sao?
Như vậy trước tiên muốn cầu xin một việc gì đó. Hãy xem lại việc đó chân chính hay không? Bản thân chúng ta có học theo giáo lý mà thực hành lời phật dạy hay không?
Thực tế thì khi chúng ta thực hành lời phật dạy, hiểu giáo lý chúng ta sẽ ít có cầu cái gì cho riêng mình. Chỉ cầu cho mọi người mà thôi. Nhưng thực tế thì do thực hành lời phật dạy hàng ngày mà tự nhiên chúng ta sẽ được phật gia hộ.
Vậy là hàng ngày ta cũng đã gián tiếp cầu xin bằng việc làm theo lời phật dạy rồi.
Có nên đổi tiền lẻ khi đi chùa, và đi đền không?
Có 10 đoàn người thì 9 đoàn là đổi sấp tiền lẻ khi đi chùa. Đổi 10 đồng ăn 8-9 đồng.
Mục đích không gì khác là rải khắp các ban bệ trong chùa trong đình trong đền.
Thậm chí có người cẩn thận hơn còn đặt hẳn vào tay thánh, thần.
Sau một vài ngày nhà chùa nhà đền lại phải mang tiền đó đi đổi lại 10 đồng tiền lẻ ăn 9 đồng tiền chẵn.
Họ nghĩ rằng làm như vậy các vị mới thấy và chứng giám cho họ. Điều này thật buồn cười.
Chúng ta nên hiểu các vị thánh thần là ai. Là bậc giác ngộ là các vị có thần lực tâm linh. Sao lại đem mắt trần mà soi tâm các vị được. Đó chẳng phải là đánh giá thấp các vị thánh thần sao? Chẳng phải coi thường các vị sao?
Chúng ta nên hiểu rằng dù làm gì các vị cũng sẽ biết hết. Dù một hành động nhỏ, dù một cái suy nghĩ sai các vị cũng biết hết.
Vậy nên nếu định đặt lễ 10,20, 50 hay 100 hãy tự tin bỏ vào hòm công đức nhé. Dù là hòm nào khay nào các vị cũng biết mà.
Chọn giờ đi chùa, ngày đi chùa, sắm lễ khi đi chùa…
Cứ lúc nào rảnh rỗi, nhớ phật là chúng ta đến chùa. Làm công quả, lễ phật tụng kinh ngồi thiền. Đâu nhất thiết phải ngày giờ.
Lễ dâng lên chùa thì có tiền ta cúng dường tam bảo. Mua hoa quả, bánh kẹo, mua hoa cắm vào lọ dâng cúng tam bảo. Khi dâng cúng không được có tâm muốn mang đồ ăn về. Trừ khi thầy chia bớt lộc mang về nhé.
Tuyệt đối không dâng đồ thức ăn mặn tức là động vật lên cúng.
Và dù không có tiền mà nhớ phật vẫn có thể vào chùa lễ phật dâng lên lòng tôn kính với đấng từ tôn nhé.
Chùa là nơi bao dung rộng lớn, và là nơi yên bình. Là nơi mà đức phật luôn từ bi yêu thương chúng ta.
Khi ta có tội hay bất kính thì các vị phật vẫn yêu thương chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn phải chịu ác nghiệp đọa đày.
Đó là do nhân quả không phải do các vị trừng trị. Phật là đáng tuyệt đối từ bi người chỉ thương chúng ta chịu nghiệp chứ không bao giờ ghét bỏ chúng ta.
Các bác liên hệ mua đồ ăn chay tại của hàng nhé (^_^)
- Hotline (24/7): 0816 081 987 – 0866 868 762
- Fanpage : Nông sản Trâm An
- youtube: Nông sản Tram An
- Địa chỉ: Đường 93 Thôn Tuấn Xuyên xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tp Hà Nội
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!